PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON HÀ TRÌ
Do vậy khi xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm non cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Thiết kế môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non và mục tiêu cuối độ tuổi, đồng thời phù hợp với mục đích tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương, tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng.
2. Bố trí, sắp xếp các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp với chủ đề, thuận tiện cho việc sử dụng của giáo viên và trẻ. Cần quy hoạch không gian hiện có của nhà trường để phân bố diện tích cho các hoạt động phù hợp với độ tuổi, sở thích, khả năng... của trẻ và phù hợp hoạt động chung của lớp, hoạt động nhóm hoặc cá nhân.
3. Đảm bảo đủ và đa dạng các loại vật liệu, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng chủ đề; thể hiện được rõ nét văn hóa của từng vùng miền để tạo cơ hội cho trẻ tham gia, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào việc xây dựng môi trường và kích thích sự phát triển toàn diện cho trẻ.
4. Luôn tạo cơ hội và mở rộng mối quan hệ giao tiếp xã hội giữa trẻ với nhiều người giúp trẻ tự tin, tích cực, hứng thú với các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện; sưu tầm và sáng tạo thêm trò chơi bằng cách thường xuyên thay đổi cách chơi, luật chơi để khích lệ trẻ tham gia, chủ động chơi- tập- thử nghiệm với các loại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; khuyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi, trò chơi theo ý tưởng riêng của mình; tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động chơi tự do, hội thi, lễ hội... để trẻ được trải nghiệm và “tập làm”.
5. Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ và cộng đồng về ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non; tạo nhiều cơ hội cho gia đình và cộng đồng được tham gia vào các hoạt động của nhà trường; xây dựng mối quan hệ tích cực đối với gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu của mỗi gia đình để có những phối hợp với từng gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức, phương pháp nhằm thu hút các bậc cha mẹ và cộng đồng tham gia hiệu quả vào công tác xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm có môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang hoạt động. Vì vậy trẻ cần có cơ hội để chơi và học ở môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
*Môi trường trong lớp học
Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ thì các cô giáo cần phải tạo một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hằng ngày của trẻ; Khi thiết kế các góc hoạt động trong lớp giáo viên cần chú ý:
- Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng…
Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ hoạt động của trẻ.
Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành.Nhiều góc sẽ ở trong phòng và có góc sẽ được đưa ra ở ngoài trời.
Các góc phải được bày biện hấp dẫn. Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc. Học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác.
Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ.
Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt…), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện…Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động, nghề truyền thống…)Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mầm non. Học liệu, thiết bị, đồ chơi được điều chỉnh để hỗ trợ trẻ khuyết tật (nếu có).
*Môi trường bên ngoài lớp học
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Xây dựng môi trường ngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ.
Khi bố trí các góc/khu vực hoạt động ngoài trời cần lưu ý: Các góc/khu vực hoạt động ngoài trời cần được xác định rõ ràng; mỗi góc/khu vực hoạt động có nhiều loại học liệu, đồ chơi và phương tiện, trong đó có loại đặc trưng cho từng góc/khu vực, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động; đồ chơi, học liệu, trang thiết bị ở các góc/khu vực hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh: không có đồ sắc nhọn, không độc hại, được vệ sinh sạch sẽ, được bảo dưỡng định kì, sửa chữa kịp thời, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của trường/lớp.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu của chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Thông qua chơi, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ mầm non vào học lớp 1; phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: "Học bằng chơi, chơi mà học".
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám Thái.
- Trứng thịt mộc nhĩ đảo bông
- Khoai tây cà rốt xào
Tráng miệng: Sữa chua
Chiều (14h30p)
- Bánh ngọt
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám Thái.
- Trứng thịt mộc nhĩ đảo bông
- Khoai tây cà rốt xào
Tráng miệng: Sữa chua
Chiều (14h30p)
- Bánh ngọt
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare