PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON HÀ TRÌ
MỤC TIÊU GIÁO DỤC LỚP NHÀ TRẺ
Chương trình giáo dục nhà trẻ nhằm giúp bé từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ.
1. Giáo dục phát triển thể chất
- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi thông qua các bài tập phát triển các nhóm cơ, hô hấp, phát triển tố chất vận động ban đầu, cử động của bàn tay, ngón tay.
- Thích nghi với chế độ sinh hoạt trong trường (có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ngủ trưa một giấc, biết gọi người lớn khi có nhu cầu vệ sinh…)
- Nhận biết và tránh các vật dụng, hành động, nơi chốn… nguy hiểm khi được người lớn nhắc nhở.
2. Giáo dục phát triển nhận thức
- Luyện tập và phối hợp các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác để nhận biết các đặc điểm nổi bật của đối tượng.
- Bé nhận biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông, hoa, quả, con vật quen thuộc với bé.
- Nhận biết một số màu cơ bản (xanh, đỏ, vàng), kích thước (to – nhỏ), hình dạng (tròn, vuông), số lượng (một – nhiều), vị trí không gian (trên – dưới, trước – sau) so với bản thân bé.
- Bắt chước được một số hành động đơn giản của người gần gũi.
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ
- Bé nghe và hiểu được nhiều giọng nói khác nhau, hiểu các từ các câu chỉ đồ vật, sự vật, hành động.
- Biết trả lời một số câu hỏi đơn giản: ai đây? Con gì đây?. Hiểu được từ “không” biết dừng hành động khi nghe “không được lấy” “không được làm”…
- Nghe kể chuyên, đọc thơ phù hợp độ tuổi, thuộc những bài thơ, bài hát ngắn.
- Biết sử dụng lời nói để diễn đạt nhu cầu mong muốn, nói những câu đơn, câu có 5 – 7 tiếng.
- Biết mở sách xem và gọi tên nhân vật, hành động của nhân vật trong tranh.
4. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẫm mỹ
- Bé có ý thức về bản thân, biết biểu lộ sự thích giao tiếp bằng cử chỉ lời nói với những người gần gũi, có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc buồn vui của mình với người xung quanh.
- Thực hiện một số hành vi xã hội đơn giản: chào tạm biệt, bế búp bê, cho búp bê ăn…
- Nghe, hát, vận động đơn giản theo bài hát.
- Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình theo tranh.
MỤC TIÊU GIÁO DỤC LỚP MẪU GIÁO
I/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.
- Trẻ khỏe mạnh. Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Phối hợp tay mắt và thể hiện khéo léo trong các vận động : ném trúng đích, bò trong đường dích dắc không lệch ra ngoài….
- Cầm kéo cắt được theo đường thẳng.
- Rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng.
- Cởi, buộc được dây giầy.
- Phân biệt được một số vật dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh.
II/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC.
- Thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt câu hỏi : “ Tại sao ?”, “Để làm gì ...?” ....
- Nói đúng họ và tên, tuổi, giới, tính của bản thân, công việc của bố mẹ, địa chỉ, số điện thoại của gia đình, trường mầm non.
- Nhận biết một số đặc điểm, giống nhau và khác nhau của bản thân, với người gần gũi.
- Phân loại được các hình hình học, đồ vật, con vật, cây cối, hoa, quả quen thuộc theo 1 – 2 dấu hiệu, nhận ra những điểm giống nhau và khác nhau của chúng qua các đặc điểm nổi bật.
- Nhận ra một số mối liên hệ đơn giản giữa sự vật, hiện tượng quen thuộc.
- Phân loại được các đối tượng theo 1 – 2 dấu hiệu trước.
- Phân biệt được phía phải, phía trái, phía trên, phía dưới của đồ vật so với bản thân.
- Biết đếm, so sánh 2 nhóm số lượng bằng các cách khác nhau trong phạm vi 10, nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.
- Có biểu tượng về số, nhận ra chữ số.
- Biết cách đo bằng đơn vị đo nào đó, nhận ra sự bằng nhau, khác nhau về kích thước, độ lớn của 2 đối tượng và sử dụng các từ : bằng nhau, to hơn – nhỏ hơn, cao hơn – thấp hơn, rộng hơn – hẹp hơn ...
- Nhận biết được sự giống nhau và khác nhau giữa các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật qua các dấu hiệu, đặc điểm nổi bật.
- Nhận biết các buổi sáng, trưa, chiều, tối.
- Nhận biết một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề phổ biến và gần gũi.
- Biết tên và đặc điểm nổi bật của một vài danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương ....
III/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.
- Hiểu và thực hiện được các yêu cầu của người lớn.
- Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu bằng câu đơn, câu ghép, sử dụng đúng các câu khẳng định, câu phủ định.
- Đọc thơ, kể lại truyện diễn cảm.
- Biết kể chuyện có mở đầu, kết thúc và kể lại được sự việc theo trình tự.
- Chú ý lắng nghe người khác nói và điều chỉnh giọng nói đủ nghe.
- Biết sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép và lịch sự trong giao tiếp.
- Biết cầm sách đúng chiều, “đọc” sách (kể) theo tranh minh họa.
IV/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI.
- Biết được những sở thích, khả năng của bản thân và chấp nhận sở thích của người khác.
- Kính yêu Bác Hồ, quan tâm đến cảnh đẹp tự nhiên, lễ hội, di tích lịch sử của quê hương, nơi đang sống và của đất nước.
- Yêu quý những người thân trong gia đình, thể hiện sự quan tâm đến người thân bằng lời nói, cử chỉ, hành động.
- Chơi thân thiện với bạn và thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ các bạn trong lớp.
- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép.
- Thực hiện một số quy định trong gia đình, trường lớp mầm non và nơi công cộng.
- Thực hiện đến cùng công việc được giao.
- Phân biệt được hành vi : tốt – xấu; đúng – sai.
- Có hành vi giữ gìn bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc con vật, cây cảnh.
- Có những hành vi tiết kiệm trong sinh hoạt, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
V/ PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám.
- Tôm, thịt xào rau củ
- Canh rau mồng tơi nấu mướp
Tráng miệng: Qủa dưa hấu
Chiều (14h30p)
- Cơm gạo tám.
- Thịt bò xào giá
- Canh rau cải nấu thịt.
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám.
- Tôm, thịt xào rau củ
- Canh rau mồng tơi nấu mướp
Tráng miệng: Qủa dưa hấu
Chiều (14h30p)
- Mỳ chũ thịt bò rau cải
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare