PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON HÀ TRÌ
Trẻ con thường rất thích những loại thức ăn, đồ uống ngọt như bánh kẹo, nước có gas, bim bim… Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là tình trạng sâu răng sữa. Sâu răng sữa khá phổ biến ở trẻ nhỏ trước 13 tuổi, tuy sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng khi răng sữa bị sâu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến sâu răng sữa ở trẻ.
- Nguyên nhân gây sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố bao gồm vi khuẩn, thói quen ăn vặt, sử dụng thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường và thói quen vệ sinh răng miệng không tốt. Con trẻ là đối tượng rất thích các loại bánh kẹo ngọt. Khi tiêu thụ đường, các vi khuẩn có sẵn trong miệng sẽ chuyển đổi đường thành axit và khi axit bám vào sẽ ăn mòn răng. Các đốm nâu nhỏ sẽ được hình thành trước tiên và dần phát triển, chuyển thành màu đen và đôi khi nó trông giống như một đốm nhỏ hoặc chấm nhỏ trên bề mặt răng nhưng những đốm khuẩn này ăn mòn răng từ bên trong nếu không được điều trị đúng cách.
- Trong thời kỳ mang thai, mẹ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu…, trẻ sinh ra rất dễ bị khiếm khuyết về men răng. Như vậy, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng sữa ở trẻ là do sự lây truyền vi khuẩn từ mẹ từ khi còn ở trong bụng mẹ.
- Và không thể không kể đến là nguyên nhân đến từ sự chủ quan của ba mẹ. Có nhiều ba mẹ chưa có ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng sữa ở trẻ, có thể nghĩ “Răng sữa bị sâu thì cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn”, vì thế ba mẹ chưa có sự hỗ trợ, chỉ dẫn con vệ sinh răng miệng đúng cách, từ đó dễ dẫn đến các vấn đề về răng miệng ở trẻ.
Nếu không điều trị kịp thời, việc sâu răng sữa có thể gây nên những hệ lụy
- Răng sữa bị sâu sẽ rụng sớm, khiến cho răng vĩnh viễn mọc lệch lạc và ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng của trẻ. Trẻ bị sâu răng sữa sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng đến chức năng nhai, nghiền thức ăn và không tốt cho hệ tiêu hóa, khiến bé chậm phát triển. Ngoài ra, những em bé bị sâu răng sữa thường phát âm không rõ, làm hạn chế sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
- Sâu răng sữa là bệnh rất dễ lây lan. Khi một chiếc răng bị sâu thì vi khuẩn cũng sẽ nhanh chóng phát triển làm ảnh hưởng đến các răng khác hoặc tạo điều kiện phát sinh các bệnh lý khác về răng. Chính vì những hệ lụy trên, khi phát hiện trẻ bị sâu răng sữa, ba mẹ cần đưa con đi thăm khám nhé.
Cách phòng ngừa bệnh sâu răng sữa ở trẻ nhỏ.
- Khi mang thai, mẹ nên sử dụng thực phẩm có lợi cho men răng của bé như cua, ốc, cá, sò, tôm, sữa...Hạn chế căng thẳng, stress.
- Hạn chế cho trẻ ăn uống nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước có ga,... vì đồ ngọt chứa nhiều carbohydrate kích thích vi khuẩn tiết axit ăn mòn men răng. Cần khuyến khích con uống nhiều nước lọc, vệ sinh răng miệng hợp lý để vi khuẩn không có cơ hội ở lại trong khoang miệng, ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,...
- Cách phòng ngừa sâu răng tốt nhất là đánh răng. Ba mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh bằng cách dùng gạc hoặc vải ướt một hoặc hai lần mỗi ngày. Sau khi chiếc răng đầu tiên mọc lên vào khi bé 5-7 tháng tuổi, ba mẹ cần bắt đầu cho trẻ đánh răng bằng kem đánh răng hữu cơ và đánh răng ít nhất 2-3 lần một ngày và ít nhất trong hai phút.
- Ba mẹ hãy tập cho trẻ thói quen tự đánh răng nhé. Lưu ý, đối với trẻ, đánh răng là một thói quen cần thời gian để làm quen và tập luyện, vì vậy ba mẹ nên kiên nhẫn giải thích cho con hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, những tác hại do bệnh sâu răng gây ra,... và cách phòng bệnh đơn giản nhất là đánh răng thường xuyên, đúng cách. Ba mẹ có thể tạo hứng thú cho trẻ bằng cách chọn cho bé loại bàn chải có kiểu dáng dễ thương, màu sắc nổi bật, loại kem đánh răng có mùi thơm hấp dẫn (đảm bảo an toàn), khen ngợi con,...
Hãy dạy con cách phòng tránh sâu răng, luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng và có chế độ ăn uống lành mạnh cho con ba mẹ nhé!
Tác giả: Mầm non Hà Trì
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám.
- Cá quả phi lê viên thịt sốt cà chua
- Canh rau ngót nấu thịt
- Tráng miệng: Qủa chuối
Chiều (14h30p)
- Cháo thịt gà, bí đỏ, đậu xanh, hạt sen
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám.
- Cá quả phi lê viên thịt sốt cà chua
- Canh rau ngót nấu thịt
- Tráng miệng: Qủa chuối
Chiều (14h30p)
- Cháo thịt gà, bí đỏ, đậu xanh, hạt sen
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare