PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON HÀ TRÌ
Tết đến cũng là dịp để cha mẹ dạy cho bé cách bày tỏ lòng tri ân (biết ơn) đến những người vô cùng đặc biệt đối với bé.
Khi đưa bé đi chúc Tết ông bà, cha/mẹ hãy tâm sự với con về những đóng góp của tổ tiên với con cháu cùng sự vất vả của ông – bà đã nuôi dạy cha mẹ nên người. Bạn hãy là tấm gương cho bé về những hành động ứng xử với người lớn tuổi trong những ngày Tết.
Từ đó nhằm giúp trẻ cảm nhận được tự nhiên về tình cảm và sự tri ân những người mình đã mang ơn. Từ đó, trẻ sẽ thêm yêu thương, trân trọng những giá trị mình đang được hưởng. Nhằm để thể hiện lòng tri ân sâu sắc đến tổ tiên, ông – bà, cha mẹ, …
Chúc Tết là một trong những phong tục tập quán quý giá. Là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta từ xưa đến nay mỗi khi Tết đến – Xuân về. Trong những ngày Tết, mọi người thường trao nhau những câu chúc mừng Xuân mới. Hay lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và nhiều may mắn, …. Những lời chúc đều mang sự bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn của mọi người trong gia đình. Là lời cảm ơn đối với bạn bè. Những lời chúc với niềm mong ước và cầu mong một năm mới an vui và hạnh phúc đến với tất cả mọi người.
Tuy nhiên, không phải trẻ nhỏ nào cũng hiểu và biết cách chúc Tết sao cho đúng chuẩn mực. Bạn hãy hướng dẫn con thao tác và các câu chúc Tết từ từ cho trẻ nắm bắt và hiểu được. Hãy cho con biết những lời chúc đó tuy đơn giản và ngắn gọn nhưng giống như “một món quà yêu thương” trao đến với người nhận được.
Trước khi đến nhà ai đó, bạn có thể soạn sẵn ra giấy lời chúc cho con. Rồi cho con tập nói trước khi bắt đầu đi. Những lời chúc tuy chỉ là lời nói rất ngắn gọn và súc tích nhưng khiến cho người lớn nhận được rất chú ý. Họ sẽ rất vui khi nhận lời chúc từ một cô bé hay cậu bé. Bởi chính sự hồn nhiên, ngây thơ trong sáng và cả tình cảm chứa đựng ở trong đó nữa.
Khi trẻ ở lứa tuổi mầm non – khoảng 3-4 tuổi trở lên, bé đã biết ngồi ngoan trong khi cha mẹ đang trò chuyện. Khi muốn nói gì, bé sẽ ra dấu hoặc nói nhỏ với mẹ mà không phải cắt lời ngang. Tuy nhiên, với nhiều bé, nếu như bạn cứ xem như chúng “còn nhỏ mà”; Không hướng dẫn thì bé sẽ không thể tự làm được. Bởi vì bé không biết được việc cắt ngang lời người lớn hay quấy khóc trong lúc bố mẹ đang nói chuyện là “trẻ không ngoan”!
Bạn nên Thỏa thuận một vài ký hiệu với con và hướng dẫn cho bé ra dấu trước khi muốn nói điều gì. Hãy cho con “thực tập” bằng cách tham gia vào bữa cơm của gia đình. Hay những buổi mà cha mẹ đang ngồi nói chuyện. Hãy cho con biết được khi nào thì nên ngoan ngoãn chơi yên lặng, không quấy khóc khi nhà đang có khách. Có thể việc này ban đầu khá khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn kết hợp thêm với cô giáo mầm non ở trường để rèn luyện cho bé thì bé sẽ ý thức được rất tốt.
Trẻ em rất thích lì xì. Người lớn chúng ta cũng thích nữa mà. Tuy nhiên bạn cần dạy cho trẻ biết ý nghĩa của bao lì xì Tết. Và dạy cho con một số kỹ năng sống trong ứng xử Tết khi nhận lì xì của mọi người. Dạy con phép lịch sự như: mỉm cười và biết nói lời cảm ơn khi bất cứ ai lì xì.
Tác giả: Mầm non Hà Trì
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám.
- Thịt nạc rim
- Canh cải nấu thịt
- Tráng miệng: Sữa chua
Chiều (14h30p)
- Mì chũ nấu thịt nạc.
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám.
- Thịt nạc rim
- Canh cải nấu thịt
- Tráng miệng: Sữa chua
Chiều (14h30p)
- Mì chũ nấu thịt nạc.
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare