PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON HÀ TRÌ
Bạn có thể dạy bé văn hóa ứng xử ngay từ khi bé bắt đầu biết phản ứng. Giai đoạn trẻ bắt đầu biết phản ứng và học cách giao tiếp thông qua cử chỉ, giọng nói hay các biểu hiện bộc lộ rõ trên nét mặt chẳng hạn như mỉm cười, gật đầu đồng ý hay lắc lắc phản đối chính là lúc bố mẹ nên “huấn luyện” kỹ năng ứng xử, tạo thành thói quen cho con. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả quãng đời còn lại của bé.
Theo Tiến sỹ Andrea L. Mack, người Mỹ, chuyên viên nghiên cứu tâm lý và hành vi trẻ nhỏ, thì với cái đầu non nớt của trẻ, việc hướng dẫn tỉ mỉ từng động tác, lời nói là quá trình vô cùng quan trọng trong thời kì phát triển những năm đầu đời.
Đưa ra ví dụ cụ thể
Trẻ bắt chước rất giỏi. Nếu mọi người xung quanh khéo léo cư xử lịch sự và có chiều sâu, bé hoàn toàn có thể học hỏi dù chưa nhận thức được lí do tại sao. Ví dụ như: Cả nhà quây quần ngồi ăn cơm, khi các thành viên chưa ăn hết, bố mẹ không nên đứng dậy. Bố mẹ cũng yêu cầu bé ngồi im trên ghế, không được chạy lăng xăng. Điều này dần dần sẽ tạo thói quen tôn trọng và khi lớn lên bé sẽ tự ý thức được văn hóa gia đình.
Đặt ra mục tiêu hợp lý
Biết trẻ chỉ có thể bập bẹ vài từ, chưa thể hoàn chỉnh hết một câu dài, bạn không cần quá nóng ruột, vội vàng. Cứ dạy từng bước để bé thích nghi. Đối với trẻ 2 tuổi - giai đoạn học từ vựng xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày bố mẹ nên khuyến khích một số từ lịch sự đơn giản như “con xin” hay “cám ơn”… Khi muốn ăn uống phải mời hỏi, ngồi ăn với tư thế đẹp. Khi trẻ hí hửng tặng bạn con gấu nhồi bông, bạn nên mỉm cười phản ứng “Mẹ xin. Cám ơn con!” Điều đó sẽ phần nào giúp trẻ hiểu được rằng nhận quà từ ai đó sẽ phải nói “cám ơn!”
Không nên dạy nhiều kỹ năng cùng một lúc
Nếu bố mẹ hướng dẫn quá nhiều kĩ năng cùng một lúc, trẻ có thể không tiếp thu hết và thậm chí không nhớ và không chú tâm để ý. Tùy từng độ tuổi mà trẻ phát triển dần văn hóa ứng xử.
Học văn hóa ứng xử thông qua các trò chơi
Giả sử hai mẹ con chơi trò lắp ráp, bạn có thể yêu cầu lịch sự: “Bé yêu, có thể đưa cho mẹ miếng ráp màu đỏ được không?” rồi sau đó: “Cám ơn con nhé! Con mẹ giỏi quá!” (vỗ tay khen tặng).
Học văn hóa ứng xử qua cách tặng quà
Nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng tặng quà đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy trẻ văn hóa ứng xử. Học cách giao tiếp tôn trọng, kín đáo, lịch sự, trung thực là nguyên tắc xã giao cơ bản cần có với gia đình, bè bạn. Trẻ lên 3 bắt đầu biết chia sẻ đồ chơi hay đồ ăn thức uống, sống không ích kỷ. Lúc này hãy dạy trẻ cách thơm thảo với mọi người, đồng thời khích lệ người nhận mỉm cười, nói lời cám ơn. Điều này rất quan trọng vì khi thấy người nhận cười tươi, bé sẽ vô cùng vui và hạnh phúc.
Ngăn chặn ngay khi con ứng xử tiêu cực
Trẻ hay bắt chước lời nói, hành động từ những người xung quanh, thậm chí ngay cả trong bộ phim hoạt hình hay bạn bè cùng lớp. Bố mẹ cần theo dõi và uốn nắn sớm đối với các lời nói, hành vi tiêu cực, răn đe trẻ không được lặp lại lần sau. Trực tiếp nói với trẻ những điều không tốt và thẳng thắn tuyên bố lần sau nếu tái diễn sẽ bị phạt nghiêm khắc.
Tác giả: Mầm non Hà Trì
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám.
- Thịt, đậu hũ non sốt cà chua.
- Đậu trạch xào
- Canh bí đỏ nấu thịt.
- Tráng miệng: Sữa chua
Chiều (14h30p)
- Cháo cá hồi, cà rốt, yến mạch, hạt kê
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám.
- Thịt, đậu hũ non sốt cà chua.
- Đậu trạch xào
- Canh bí đỏ nấu thịt.
- Tráng miệng: Sữa chua
Chiều (14h30p)
- Cháo cá hồi, cà rốt, yến mạch, hạt kê
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare