Dạy trẻ biết quan tâm đến người khác

Chủ nhật - 03/07/2022 20:06
Việc dạy trẻ biết quan tâm đến người khác không hề dễ dàng nhưng cũng không quá phức tạp. Đó là một quá trình trui rèn lâu dài và bắt đầu từ hành động, định hướng của cha mẹ đối với con. Nhất Việt sẽ chia sẻ tới các bậc phụ huynh bài viết về cách dạy trẻ biết quan tâm người khác.

Giáo dục trẻ biết quan tâm qua từng việc nhỏ trong nhà

Những việc làm giúp đỡ gia đình trong cuộc sống hằng ngày phù hợp với trẻ như: phụ mẹ quét nhà, dọn dẹp đồ chơi, rửa bát, mua đồ dùng tạp hóa… Tập cho trẻ biết phụ giúp gia đình từ những công việc thường ngày, trẻ nhỏ làm việc nhỏ phù hợp với khả năng và tính cách. Đừng quá nuông chiều bé sẽ khiến chúng ỷ lại vào cha mẹ và những người xung quanh. Bạn nên giao việc cho trẻ một cách khéo léo và hướng dẫn làm từng chút một, có như vậy bé mới cảm thấy đó là một công việc ý nghĩa và hoàn thành thật tốt. Chỉ khi đứng vào vị trí của cha hoặc mẹ làm những công việc như thế, dạy trẻ biết quan tâm mới có thể cảm nhận phần nào tình yêu thương qua sự vất vả hằng ngày của bạn mà có thái độ quan tâm đúng mực.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng phải mềm mỏng và kiên nhẫn, tránh áp đặt hay ra lệnh vì như thế trẻ chỉ cảm thấy khó chịu và phản kháng lại mà thôi. Khi đó thì mọi nỗ lực của cha mẹ có thể bị phản ứng ngược đấy nhé!

Hướng cho trẻ biết quan tâm, hiểu và nghĩ cho người khác

Đặt trẻ đứng ở địa vị hay hoàn cảnh của người khác để tưởng tượng và trải nghiệm những suy nghĩ và tình cảm của họ. Thấu hiểu và đồng tình là cơ sở tình cảm để quan tâm đến mọi người. Bạn nên giáo dục con bằng những câu chuyện, những cuốn sách mua cho con, những bộ phim mang tính giáo dục cao, lấy ví dụ cho con về những con người đã và đang phải chịu đau khổ, gợi ý cho con tưởng tượng, thể nghiệm những suy tư, tình cảm của những người đó, từ đó hình thành cho trẻ biết quan tâm,yêu thương, lòng cảm thương với con người.

Những dịp đi chơi xa, gia đình nên cùng nhau tham gia những hoạt động tình nguyện giúp đỡ người khác. Qua những hoạt động như thế, bạn nên trực tiếp giải thích và tâm sự với bé về những hoàn cảnh khó khăn, những số phận đáng thương để trẻ cảm nhận được sự hạnh phúc của bản thân với cuộc sống hiện tại, từ đó biết yêu thương chăm sóc những người xung quanh mình.
 

TVLN1562

Tuyên dương, động viên khi trẻ biết quan tâm người khác, làm điều tốt

Các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng: “Con người khi bắt đầu tiến hành một hành vi, nếu có sự khẳng định cổ vũ, động viên kịp thời thì hiệu suất làm việc sẽ tăng lên rất nhiều”. Khi con có một hành động tử tế, trẻ biết quan tâm người khác hãy bảo với con rằng bé đã làm đúng. Lời khen của bố mẹ càng cụ thể càng tốt: “Con đã chia bánh cho bạn Trang phải không? Mẹ thấy bạn ấy cười, chắc bạn vui lắm đấy. Khi chia sẻ niềm vui với người khác con cũng cảm thấy vui đúng không nào?”. Bạn vừa động viên bé như thế, vừa hỏi han xem bé cảm nhận như thế nào khi làm được những việc tốt hay quan tâm đến người khác. Đi từ cảm xúc của bé khi làm một việc tốt rồi đưa ra bài học ứng xử cho bé sẽ dễ dàng hơn là bạn chỉ cứng nhắc giảng đạo lý hoặc lý thuyết suôn.

Những dấu hiệu không lời cũng là cách dạy trẻ biết quan tâm người khác

Ở sân chơi hay công viên, hãy tìm một nơi yên tĩnh mà bạn và con có thể ngồi và kín đáo quan sát mọi người. Hai mẹ con có thể chơi trò đoán cảm xúc của người khác và lý do vì sao bạn lại đoán như thế: “Con thấy bác kia không? Bác ấy đang đi nhanh, vai thì khom xuống và khuôn mặt thì cau có. Mẹ nghĩ bác ấy đang giận gì đó.” Bạn có thể cho rằng đối với trẻ nhỏ thì việc nhận ra cảm xúc của người khác thông qua hành động sẽ có phần khó khăn, nhưng cứ thử mà xem, nhiều khi bạn sẽ phải ngạc nhiên về độ “nhạy” của con mình đấy. Dạy bé những tiên đoán về cảm xúc để giúp bé có thể nhận biết được thái độ hoặc tình cảm của người khác mà sau này sẽ có những hành xử đúng mực.

Vài gợi ý của Nhất Việt giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về con và có phương pháp giáo dục trẻ biết quan tâm người khác cho hợp lý. Dù sao phương pháp cũng chỉ là một la bàn chỉ hướng cho các bạn, việc còn lại là cha mẹ phải khéo léo và tinh tế trong việc áp dụng vào cuộc sống hằng ngày mà thôi.
 

IMG 4615

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 Nhà trẻ  ( Tuần lẻ )

 

Trưa ( 10h30p)

- Cơm gạo tám.

- Tôm, thịt xào rau củ

- Canh rau mồng tơi nấu mướp

 

Tráng miệng: Qủa dưa hấu

Chiều (14h30p)

- Cơm gạo tám.

- Thịt bò xào giá

- Canh rau cải nấu thịt.

 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 

 

 

Mẫu giáo ( Tuần lẻ )

Trưa ( 10h30p)

- Cơm gạo tám.

- Tôm, thịt xào rau củ

- Canh rau mồng tơi nấu mướp

 

Tráng miệng: Qủa dưa hấu

Chiều (14h30p)

- Mỳ chũ thịt bò rau cải
 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 
 
  • Ảnh Lớp A1
    Ảnh Lớp A1
  • Ảnh Lớp A1
    Ảnh Lớp A1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2333 1
    2024 08 19 08 57 Img 2333 1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2332 1
    2024 08 19 08 57 Img 2332 1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2331 1
    2024 08 19 08 57 Img 2331 1

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Phòng Hiệu trưởng
    0917381176

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập176
  • Hôm nay2,252
  • Tháng hiện tại46,604
  • Tổng lượt truy cập4,578,939
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây