PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON HÀ TRÌ
Việt Nam đã quyết định mua 21,9 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ 5-11 tuổi. Tuy nhiên, chiến dịch này đến nay vẫn chưa được triển khai. Khi nhiều bé đã mắc Covid-19, các gia đình cân nhắc liệu có cần cho con tiêm vaccine.
Mắc Covid-19 vẫn nên tiêm vaccine
Trao đổi với Zing, tiến sĩ Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho hay việc tiêm vaccine cho trẻ em không có quá nhiều khác biệt so với người lớn.
“Dù đã mắc Covid-19, trẻ vẫn cần được tiêm vaccine phòng bệnh này”, ông khẳng định.
Khi nhóm chưa tiêm chủng nhiễm nCoV tự nhiên, khả năng miễn dịch sẽ không đủ tốt do cơ chế né tránh miễn dịch của SARS-CoV-2. Từ đây, việc tiêm vaccine ở trẻ, dù đã nhiễm nCoV hay chưa, đều giúp cơ thể tạo ra miễn dịch tốt hơn, từ đó phòng những đợt tái nhiễm sau.
Tiến sĩ Thái nói thêm: “Nếu đã tiêm vaccine nhưng không may nhiễm virus, miễn dịch được tạo ra sau đó sẽ rất mạnh. Mặt khác, với trường hợp đã nhiễm nCoV và tiếp tục tiêm bổ sung, miễn dịch lúc này cũng rất tốt. Bởi vậy, chúng ta không cần cân nhắc việc đã nhiễm virus hay chưa để quyết định tiêm vaccine Covid-19”.
Liên quan khoảng thời gian để tiêm vaccine sau khi khỏi Covid-19, vị chuyên gia cho biết ở lần đầu tiên SARS-CoV-2 tấn công vào cơ thể, chúng để lại miễn dịch không cao. Do đó, đây là cơ sở để nguy cơ tái nhiễm xảy ra.
“Trong hướng dẫn mới đây, chúng ta không phải chờ 6 tháng sau khi khỏi bệnh để tiêm mũi vaccine tiếp theo nữa. Trẻ nên được tiêm vaccine phòng Covid-19 ngay sau khi khỏi bệnh. Việc này sẽ giúp miễn dịch mạnh hơn, góp phần hạn chế nguy cơ tái nhiễm, di chứng hậu Covid-19”, ông Thái nói.
Theo Phó trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, một số trường hợp trẻ khỏi Covid-19 nhưng vài tháng sau lại xuất hiện các di chứng của bệnh do virus gây tổn thương đa cơ quan. Vật liệu di truyền chúng để lại có thể gây phản ứng ở đa tạng.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý cần để trẻ hồi phục hoàn toàn mới tiêm. Nguyên nhân là có khả năng các vấn đề khác của hậu Covid-19 sẽ bị nhầm lẫn với phản ứng sau tiêm.
Hiệu quả của vaccine khi giảm liều tiêm cho trẻ
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế hồi đầu tháng 3, trẻ em 5-11 tuổi sẽ được tiêm vaccine Pfizer nhưng mỗi liều chỉ 0,2 ml, chứa 10 mcg vaccine mRNA Covid-19.
Trước đó, Bộ Y tế không phân chia rõ nhóm đối tượng tiêm, chỉ quy định mỗi liều 0,3 ml và chứa 30 mcg vaccine mRNA Covid-19.
Theo tiến sĩ Phạm Quang Thái, hệ miễn dịch của trẻ trong độ tuổi này non nớt nhưng khá nhạy cảm. Nhóm này cũng đã được tiêm nhiều loại vaccine khác như bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, rubella,... Do đó, trẻ đã có thời gian để rèn luyện với các tác nhân mới.
“Với vaccine Covid-19, nhà sản xuất đã nghiên cứu, thử nghiệm để đưa ra lượng vừa đủ giúp cơ thể trẻ sinh miễn dịch, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe”, ông cho hay.
Bên cạnh đó, với cân nặng của trẻ ở lứa tuổi này, hiện tượng lắng đọng miễn dịch, nếu xảy ra, cũng sẽ rất nhỏ và gần như không ảnh hưởng. Đây cũng là lý do vấn đề viêm cơ tim với trẻ 5-11 tuổi ở thử nghiệm lâm sàng vaccine rất hiếm, gần như không có khi so sánh với người lớn.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai trên thực địa, số lượng các trường hợp bị viêm cơ tim chỉ ở mức 1/1 triệu liều, thấp hơn 20 lần so với nhóm trẻ lớn, người lớn trẻ tuổi. Những trường hợp này khi phát hiện cũng đáp ứng tốt với trị liệu và đều an toàn.
Nội dung cập nhật của Bộ Y tế cũng trùng khớp với khuyến cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Theo đó, vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi có các thành phần hoạt tính tương tự loại cho người lớn và thanh thiếu niên. Liều lượng vaccine Covid-19 cũng không thay đổi theo trọng lượng mà tùy thuộc vào tuổi của người được tiêm.
Cụ thể, liều lượng cho trẻ độ tuổi 5-11 cũng là 0,2 ml với 10 mcg vaccine mRNA Covid-19, bằng 1/3 so với liều của người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên (30 mcg trong 0,3 ml). Ngoài ra, trẻ trong độ tuổi này cũng được sử dụng kim tiêm có đầu nhỏ hơn.
Về khả năng phòng lây nhiễm nCoV khi tiêm liều thấp, tiến sĩ Thái cho hay vaccine giúp cơ thể có sự tập luyện, từ đó nếu không may nhiễm virus, trẻ sẽ nhanh chóng đào thải chúng.
Ông lấy ví dụ một người chưa tiêm vaccine, quá trình đào thải virus có thể lên tới 14 ngày mà chưa âm tính trở lại. Trong khi đó, trẻ sau khi tiêm vaccine có thể chỉ dương tính trong khoảng 5-7 ngày, tối đa là 10 ngày.
“Trẻ nhỏ cũng đóng góp một phần lớn trong chuỗi lây truyền SARS-CoV-2, khi các triệu chứng chỉ thoáng qua khiến chúng ta không để ý. Việc rút ngắn thời gian dương tính đồng nghĩa thời gian lây truyền cũng ngắn lại, mang lại sự an toàn cho cộng đồng, đặc biệt là người già. Từ đây, dịch cũng sẽ được hạn chế”, tiến sĩ Thái nhận định.
Nguồn tin: Zing.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám.
- Cá quả phi lê viên thịt sốt cà chua
- Canh rau ngót nấu thịt
- Tráng miệng: Qủa chuối
Chiều (14h30p)
- Cháo thịt gà, bí đỏ, đậu xanh, hạt sen
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám.
- Cá quả phi lê viên thịt sốt cà chua
- Canh rau ngót nấu thịt
- Tráng miệng: Qủa chuối
Chiều (14h30p)
- Cháo thịt gà, bí đỏ, đậu xanh, hạt sen
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare