PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON HÀ TRÌ
1. THỂ LỰC TỐT HƠN, HẠN CHẾ BÉO PHÌ
Thói quen lành mạnh sẽ hình thành dễ dàng hơn khi bé còn nhỏ thay vì để sau này bố mẹ mới nỗ lực phá vỡ những thói quen tiêu cực như ít vận động, thụ động ở tuổi đi học. Hãy cho bé có nhiều thời gian chơi tự do, nhất là ở ngoài trời.
2. TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG NHẬN THỨC
Ai cũng muốn bộ não được hoạt động với công suất tối đa. Đã có các nghiên cứu cho thấy vận động đều đặn mỗi tuần sẽ mang tới các tác động tích cực lên khả năng chú ý, thành tích, điểm kiểm tra và trí nhớ ở trẻ.
3. ĂN, NGỦ, TIÊU HÓA TỐT HƠN
Khi trẻ cử động chân tay, duỗi lưng, lăn lê, bò,… sẽ ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn và ruột hoạt động tốt hơn. Điều này vẫn đúng cho tới khi chúng ta trưởng thành và già đi.
4. TỰ TIN & ĐỘC LẬP HƠN
Để bé trải nghiệm về sự độc lập cũng như thể hiện bản thân thì chơi và chuyển động là cách để bắt đầu. Mỗi bé sẽ có cơ hội để thử nghiệm khả năng thể chất của mình mà không cần sự trợ giúp của người lớn. Em bé nào càng được bố mẹ tạo cơ hội làm điều này, khả năng trở thành những người kiên nhẫn và giải quyết vấn đề tốt hơn. Bé tự học cách vượt qua các chướng ngại vật và từ đó xây dựng sự tự tin.
5. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN TUỔI THƠ
Bác sĩ nhi khoa nổi tiếng thế giới Emmi Pikler là người tiên phong ủng hộ sự phát triển của vận động thô tự nhiên – không can thiệp vào sự phát triển thể chất của trẻ. Cô đã nghiên cứu sự tương phản giữa những đứa trẻ được định vị, hạn chế trong các thiết bị hỗ trợ như xe tập đi, ghế hỗ trợ, bế ẵm quá nhiều… những em bé được tự do di chuyển, phát triển theo tốc độ của riêng mình. Tiến sĩ nhận thấy rằng các can thiệp không tự nhiên từ các thiết bị và người lớn không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng kỹ năng vận động mà còn ảnh hưởng tới các khía cạnh phát triển khác như là phát triển xã hội, cảm xúc, nhận thức, thậm chí cả tính cách.
6. CÓ CUỘC SỐNG AN TOÀN HƠN VỀ SAU
Khi trẻ dành cả ngày để phát triển các kỹ năng vận động tự nhiên, trẻ có thời gian tập luyện, làm đi làm lại và tự điều chỉnh phù hợp với khả năng thể chất của mình. Trẻ có thể tự kiểm soát tốt hơn và tự lường trước được một số rủi ro. Những em bé này học được cách ngồi, ngã sao cho an toàn và tự đứng dậy một thậm chí nhiều lần sau đó, đồng thời hạn chế những tai nạn thể chất nghiêm trọng.
7. THƯ GIÃN, CẢI THIỆN TÂM TRẠNG
Di chuyển cơ thể là cách giúp chúng ta thoát khỏi tâm trạng xấu. Người lớn chúng ta cũng thấy rằng chúng ta sáng tạo và nảy ra nhiều ý tưởng tốt hơn với tâm trạng tốt hơn khi vận động. Hoặc chí ít thì trạng thái cơ thể cũng thư giãn và tỉnh táo hơn.
Tác giả: Mầm non Hà Trì
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám.
- Tôm, thịt xào rau củ
- Canh rau mồng tơi nấu mướp
Tráng miệng: Qủa dưa hấu
Chiều (14h30p)
- Cơm gạo tám.
- Thịt bò xào giá
- Canh rau cải nấu thịt.
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám.
- Tôm, thịt xào rau củ
- Canh rau mồng tơi nấu mướp
Tráng miệng: Qủa dưa hấu
Chiều (14h30p)
- Mỳ chũ thịt bò rau cải
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare