BÀI TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG TIÊM VẮC XIN SỞI – RUBELLA

Thứ sáu - 07/12/2018 15:17
Sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi và vi rút rubella gây ra, gây dịch lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh phổ biến ở trẻ em.Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi họng của bệnh nhân khi người bệnh ho, hắt hơi. Bệnh sởi làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể cho nên thường kèm theo những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm tai, tiêu cháy, viêm não... Những bệnh này khi mắc cùng bệnh sởi thường có diễn biến rất nặng.
BÀI TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG TIÊM VẮC XIN SỞI – RUBELLA

Bệnh rubella ở trẻ em thường nhẹ, ít biến chứng. Tuy nhiên, nếu người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu, hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) và nhiễm rubella bẩm sinh ở trẻ khi sinh ra. Hội chứng Rubella bẩm sinh bao gồm các dị tật tim, đục thuỷ tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ nhỏ, vàng da, xuất huyết, xương thủy tinh... và nhiều trường hợp mắc đa dị tật.

Năm 2013, các quốc gia trong khu vực như Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Australia đều có số trường hợp mắc sởi gia tăng so với năm 2012.

Tại Việt Nam, từ cuối năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 cả nước ghi nhận 5.005 trường hợp mắc sởi xác định trong số 19.739 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố, 112 trường hợp tử vong chủ yếu ở các tỉnh miền bắc. Đối tượng bị bệnh chủ yếu ở trẻ em chưa tiêm vắc xin phòng bệnh.

Bệnh sởi có tính lây truyền cao nhất, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi nào đạt được > 95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu sởi trong quần thể dân cư.

 Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo đối với các quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin sởi

mũi 1 đạt trên 80% nên sử dụng vắc xin phối hợp sởi - rubella (MR) để đồng thời

khống chế rubella và sởi và tăng cường hiệu quả của công tác tiêm chủng.

Việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi sẽ góp phần giảm gánh nặng bệnh rubella và hội chứng rubella bẩm sinh, góp phần rất quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu loại trừ bệnh sởi cùng với các nước khu vực Tây Thái Bình Dương vào năm 2017 và bệnh rubella trong tương lai. Đây là một chiến dịch lớn hết sức quan trọng, đối tượng tiêm chủng lớn, phạm vi triển khai rộng đòi hỏi công tác chuẩn bị và triển khai được thực hiện tốt, đảm bảo chiến dịch được tổ chức thành công với 2 mục tiêu:

          - Đạt tỷ lệ trên 95% trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 14 tuổi trên toàn Quốc được tiêm vắc xin sởi - rubella trong chiến dịch.

- Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng

Hãy đưa trẻ đi tiêm vắc xin sởi- rubella trong thời gian tổ chức chiến dịch.

Tiêm vắc xin sởi- rubella giúp phòng bệnh sởi, rubella cho trẻ.

Tiêm chủng - niềm hạnh phúc trẻ thơ !

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 Nhà trẻ  ( Tuần lẻ )

 

Trưa ( 10h30p)

- Cơm gạo tám.

- Thịt, đậu hũ non sốt cà chua.

- Đậu trạch xào

- Canh bí đỏ nấu thịt.

- Tráng miệng: Sữa chua

Chiều (14h30p)

- Cháo cá hồi, cà rốt, yến mạch, hạt kê

 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 

 

 

Mẫu giáo ( Tuần lẻ )

Trưa ( 10h30p)

- Cơm gạo tám.

- Thịt, đậu hũ non sốt cà chua.

- Đậu trạch xào

- Canh bí đỏ nấu thịt.

- Tráng miệng: Sữa chua

Chiều (14h30p)

- Cháo cá hồi, cà rốt, yến mạch, hạt kê

 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 

 
  • Ảnh Lớp A1
    Ảnh Lớp A1
  • Ảnh Lớp A1
    Ảnh Lớp A1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2333 1
    2024 08 19 08 57 Img 2333 1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2332 1
    2024 08 19 08 57 Img 2332 1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2331 1
    2024 08 19 08 57 Img 2331 1

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Phòng Hiệu trưởng
    0917381176

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm48
  • Hôm nay1,666
  • Tháng hiện tại54,835
  • Tổng lượt truy cập4,587,170
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây