PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
TRƯỜNG MẦM NON HÀ TRÌ
1. Kỳ vọng nhiều hơn
Hầu hết mọi người sống theo những kỳ vọng, bao gồm trẻ nhỏ. Jennifer Zebooker, giáo viên tại trường mầm non 92nd Street Y ở thành phố New York cho biết: “Ở trường, chúng tôi mong các em tự rót nước, dọn đĩa trong bữa ăn, treo áo khoác của mình lên , và các em đã làm như vậy. Nhưng rồi chúng ra khỏi lớp học, lại mút ngón tay và lại ngồi trong xe đẩy”. Thực tế, khi bố mẹ nâng cao kỳ vọng, trẻ sẽ có khả năng đáp ứng.
2. Không giúp những việc trẻ có thể tự làm
Bạn hãy kiên nhẫn để trẻ tự xử lý việc nằm trong khả năng của chúng thay vì sốt ruột và làm giúp vì muốn nhanh hơn. Donna Jones, giáo viên Trung tâm trẻ em Schneider thuộc Đại học Southern Oregon gợi ý: “Bất cứ khi nào muốn trẻ mặc áo khoác, ngồi lên ghế trong bữa ăn, tôi sẽ hỏi nhẹ nhàng Con có muốn cô giúp con không, hay con tự làm được? Những từ ngữ đó như có phép thuật, vì trẻ luôn muốn tự làm”.
3. Đừng sửa những việc trẻ vừa hoàn thành
Nếu trẻ tự dọn giường, bạn hãy chống lại sự thôi thúc vuốt chăn mền cho thật phẳng. Nếu trẻ chọn bộ đồ có sự kết hợp giữa kẻ sọc và chấm bi, bạn hãy khen ngợi phong cách độc đáo. Kathy Buss, hiệu trưởng trường mầm non Weekday ở Morrisville, Pennsylvania tin rằng trừ khi hoàn toàn cần thiết, đừng sửa chữa những việc con đã hoàn thành. Trẻ sẽ để ý hành động của bạn và nản chí.
4. Để trẻ giải quyết những vấn đề đơn giản
Nếu bạn nhìn thấy con đang cố lắp ráp đồ chơi hoặc lấy một quyển sách từ kệ mà con có thể với tới nếu đứng trên thang trẻ em, hãy dừng lại quan sát trước khi giúp đỡ. “Với điều kiện chúng an toàn, khoảnh khắc bạn không vội vàng tiếp cận, dành cho trẻ một ít thời gian để tự giải quyết, đó là lúc tính cách đang được hình thành. Bạn muốn mọi thứ hoàn hảo, nhưng nếu vậy đã cướp cơ hội để trẻ tự trải nghiệm cảm giác thành công”, Zebooker cho biết.
5. Giao việc
Để trẻ phụ trách một công việc đơn giản hàng ngày sẽ giúp xây dựng trách nhiệm và sự tự tin, cảm nhận được năng lực của bản thân. Một đứa trẻ được giao việc tưới cây tin rằng có thể tự mặc quần áo hoặc tự ăn. Bạn chỉ cần đảm bảo công việc trẻ được chỉ định nằm trong tầm quản lý của bạn và đó phải là việc thực sự, có tính đóng góp như mọi thành viên trong gia đình. Trẻ mầm non sẽ nhận ra sự khác biệt nếu bạn giao một việc vô nghĩa chỉ để giữ cho trẻ bận rộn.
6. Khen ngợi
Đi vào nhiều lớp mầm non, bạn sẽ thấy trẻ ngồi ngoan ngoãn thành vòng tròn hoặc theo hàng lối, giơ tay phát biểu. Câu hỏi đặt ra là các giáo viên đã làm thế nào để nhiều trẻ em sẵn sàng hợp tác? Khen ngợi chính là chìa khóa của vấn đề. Đồng thời, bạn đang định hướng hành vi cho trẻ bởi trẻ sẽ lặp lại những việc gây được chú ý với người khác.
7. Phát triển các thói quen có thể dự đoán
Theo Beth Cohan-Dorfman, điều phối viên giáo dục tại trường mẫu giáo Concordia Avondale Campus ở Chicago, trẻ hợp tác ở trường bởi chúng biết điều gì sẽ xảy ra. “Các em thực hiện lần lượt những việc giống nhau mỗi ngày, do đó nhanh chóng nắm được những gì phải làm, dần dần sẽ không cần phải nhắc nhở”, Cohan-Dorfman nói.
Mặc dù việc hình thành trật tự thói quen ở nhà tương đối khó khăn, nhưng bạn càng tổ chức nhất quán thì con càng dễ dàng hợp tác. Bạn hãy thiết lập một số thói quen như mặc quần áo trước khi ngồi vào bàn ăn sáng, rửa tay khi vừa chơi ở ngoài vào nhà… Trẻ sẽ dần tuân theo nội quy gia đình.
8. Động viên
Nếu con từ chối làm việc gì đó, bạn hãy biến nó thành trò chơi. “Sự hài hước và các trò chơi là cách tiếp cận tuyệt vời mà nhiều phụ huynh đôi khi quên mất”, Zebooker nhận xét. Khi con trai còn bé, cô có cách riêng để thuyết phục con tự đi giày vào buổi sáng. Cô sẽ nói bằng giọng nhí nhảnh: “Chào mừng bạn đến với cửa hàng giày Miss Mommy, tôi có một đôi hoàn hảo cho bạn thử hôm nay đây”.
9. Cảnh báo sự thay đổi
Khi cần tắt TV, ngừng chơi để ăn cơm hoặc sửa soạn qua nhà một ai đó, bạn nên báo cho con trước để hoàn thành những việc đang làm. Nếu bạn cần rời nhà lúc 8h30, hãy nói lúc 8h15 rằng con có thêm vài phút để chơi, sau đó phải dừng lại.
10. Treo thưởng một cách thận trọng
Nếu không để ý, bạn dễ khiến con làm việc chỉ để lấy phần thưởng, không nắm bắt được ý nghĩa thực sự của công việc đó, chẳng hạn khi phải dọn đồ chơi vì cả nhà sắp vào phòng ăn cơm. Bạn chỉ nên treo thưởng cho những việc cần nhiều nỗ lực hơn những việc thường ngày như đánh răng hoặc mặc quần áo.
11. Đưa ra các lựa chọn có tính toán
Nếu trẻ ba tuổi không muốn ngồi vào bàn ăn tối, bạn có thể cho trẻ chọn ngồi và ăn tráng miệng, hoặc không ngồi và bỏ bữa. Lúc đầu, trẻ có thể không lựa chọn đúng, nhưng dần dần sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt khi nhận ra lựa chọn sai không mang lại những gì mình muốn. Bạn chỉ cần lưu ý đưa ra lựa chọn B kém hấp dẫn hơn khi muốn trẻ theo lựa chọn A.
12. Không nói “nếu”
Khi bạn đưa ra giả định “Nếu con dọn xong đống bút màu, chúng ta có thể đi công viên”, trẻ đang được gợi ý về việc có thể không cần hoàn tất việc dọn dẹp. Thay vì thế, bạn hãy thử nói: “Khi con dọn xong đống bút màu, chúng ta có thể đi công viên”.
13. Ưu tiên việc chơi đùa
Các giáo viên mầm non không ngừng nhắc về việc trẻ em ngày nay ít vui chơi hơn trẻ em 10-20 năm trước. Thay vào đó, các hoạt động có sự giám sát chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Bạn hãy nói với con một cách thoải mái “Đi chơi nào!”, sau đó chuẩn bị những vật dụng như giấy, màu, hộp các tông, bột… để con thỏa thích phát triển trí tưởng tượng.
14. Tận dụng âm nhạc
Sandy Haines, giáo viên Trường mầm non Buckingham ở Glastonbury, Connecticut cho rằng tận dụng âm nhạc trong các hoạt động sẽ giúp con hứng khởi hơn. Bạn có thể gợi ý con “chạy đua” với bài hát: “Con có thể mặc xong đồ trước khi Raffi hát xong Yellow Submarine không?”.
15. Khuyến khích làm việc nhóm
Nếu con đang giành đồ chơi với một đứa trẻ khác, bạn hãy quy định mỗi đứa trẻ được chơi trong thời gian nhất định. Bạn có thể hẹn giờ năm phút và báo rằng khi chuông reo, con sẽ phải nhường đồ chơi vì đến lượt của bạn.
16. Để con giải quyết những xung đột nhỏ
Khi con đang ở trong một "cuộc chiến", bạn không nên luôn ra mặt để “giải cứu”, trừ khi thấy đánh nhau.
17. Đánh lạc hướng để rèn luyện kỷ luật
Nếu con nhảy huỳnh huỵch gây ồn ào trên ghế hoặc giật búp bê của chị, bạn hãy gây phân tâm bằng cách hỏi con có muốn vẽ một bức tranh hoặc cùng đọc một mẩu truyện ngắn với mẹ hay không.
18. Tránh tạm biệt sướt mướt
Trẻ thường lo lắng khi phải xa bố mẹ, do đó bạn hãy đưa cho trẻ một món đồ gợi nhớ đến bạn, có thể là một bức hình hay một trái tim bằng giấy. Vật này có tác dụng xoa dịu cảm xúc.
19. Hướng dẫn sửa những sai lầm
Nếu thấy con vẽ bậy lên tường, bạn hãy yêu cầu con lau sạch. Nếu con gõ vào tháp đồ chơi mà một đứa trẻ khác vừa xếp, con phải có trách nhiệm giúp bạn dựng lại như cũ.
20. Đừng trì hoãn kỷ luật
Con đáng bị khiển trách, bạn nên xử lý ngay lúc đó. Cô giáo Buss cho biết đôi khi nghe thấy phụ huynh nói “Hãy đợi cho đến khi chúng ta về nhà…” nhưng đến lúc đó, trẻ đã quên. Tương tự, việc bạn hủy chuyến đi chơi vườn thú hôm thứ bảy vì một việc xảy ra hôm thứ năm không có tác dụng răn đe với trẻ mầm non.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám Thái.
- Trứng thịt mộc nhĩ đảo bông
- Khoai tây cà rốt xào
Tráng miệng: Sữa chua
Chiều (14h30p)
- Bánh ngọt
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare
Trưa ( 10h30p)
- Cơm gạo tám Thái.
- Trứng thịt mộc nhĩ đảo bông
- Khoai tây cà rốt xào
Tráng miệng: Sữa chua
Chiều (14h30p)
- Bánh ngọt
Bữa phụ ( 15h45p )
- Sữa Nutricare