12 bước cần thiết để phát triển ngôn ngữ

Thứ năm - 26/12/2019 16:18
Bước 1: Quan hệ gắn bó và tiếp xúc trao đổi với người lớn (bắt đầu từ bà mẹ) là bước ban đầu để phát triển ngôn ngữ sớm cho trẻ
Quan hệ tạo an tòan, vui thú
Có mặt, tôn trọng
Cùng chơi, đùa
Khám phá điểm năng động tích cực, để khuyến khích nối dài, điều hướng, nâng đỡ.
Tuyệt đối không la mắng, tố cáo, trừng phạt, roi đòn
Không áp đặt, lèo lái, “xâm lấn lãnh thổ”, cưỡng bức bằng tay …
Mục tiêu: Giúp trẻ em từ từ trở nên Chủ thể sáng tạo, quyết định, chọn lựa thay vì phản ứng máy móc, tự động, lặp lại như sáo cưởng…
Từ từ kéo dài, mở rộng “khả năng sống một mình”

Bước 2: Xin
Trình bày, bộc lộ nhu cầu, ước muốn, sở thích.
Người lớn biết chờ đợi, khích lệ, thay vì bói đóan, thỏa mãn.
Hành vi ”bùng nổ, thét la, bạo động trên mình hay là trên kẻ khác”, cũng là một lọai ngôn ngữ “không lời”, che giấu một nhu cầu, một ước muốn ở bên dưới, không được thỏa mãn.
Một cách bình tĩnh, người lớn cần trình bày”quy luật, giới hạn hay là cơ cấu” điều làm được, điều không có phép làm”với một ngôn ngữ không đe dọa hay là mua chuộc “Nếu …”
Tiếng “KHÔNG ” phải rõ ràng, kiên định. Không bỏ cuộc, đầu hàng.
Xin bằng tay hay là chỉ bằng ngón tay trỏ.
Cho phép trẻ em từ chối với những phương tiện đơn sơ, dễ hiểu được ấn định và thông báo cho tất cả những người có quan hệ gần, xa với trẻ em.

Bước 3: Bắt chước vận động, nhất là trong các sinh họat Tâm Vận Động
Cùng làm
Cùng chơi
Vừa chơi vừa học bằng những sinh họat tạo vui thú, như leo, trèo, nhảy vọt, xây dựng, phá hủy, trốn tìm……
Dần dần học chờ đợi “phiên mình”
Mục tiêu: Giải tỏa, phóng ngọai, ý thức đến “Thân” để phát huy “Tâm”và làm chủ thể tạo vui thích cho chính mình. Nói cách khác, tạo điều kiện để trẻ em
1/ chọn lựa.
2/ vui thú.
3/ làm.
Bước 4: Trò chơi “Bập bẹ, líu lo” vận dụng miệng, lưỡi, môi, cổ họng cơ quan phát âm.
Người lớn “chớp thời cơ” để làm theo, nối dài, mở rộng, khi trẻ bập bẹ.
Một cách đặc biệt, bắt chước trẻ em.
Mục tiêu: Tạo điều kiện cho trẻ em nghe chính mình và biết phát lại những âm thanh của mình.

Bước 5: Bắt chước lặp lại một số âm thanh và từ có mặt trong ngôn ngữ quen thuộc hằng ngày.
Sau khi trẻ em đã phát ra nhiều âm thanh trong lúc vui đùa, người lớn chọn lọc những âm thanh nào gần nhất với các từ có mặt trong ngôn ngữ.
Ví dụ: Mờ, mờ Má
Bờ, bờ Ba
Chờ, chờ Chơi
Cờ, cờ, cơ Con . . .
Từ các âm thanh này, người lớn lặp lại để trẻ em từ từ chuyển qua các từ quen thuộc.
Mục tiêu: Phát ra các từ có mặt trong ngôn ngữ.
Càng có nhiều từ thuộc lọai danh từ, động từ và tính từ, trẻ em sẽ có khả năng sử dụng những câu có 2 từ :
Ba về.
Đi chơi
Cho con
Cho má . . .

Bước 6: Lắp ráp, kết hợp, xếp đặt, sắp lại với nhau.
Ban đầu đặt sẳn “mẫu” trước mặt trẻ em và bảo trẻ em :
Đặt ly vào một chỗ
Xếp đĩa lại với nhau
Sắp con gấu với con gấu…
Thứ tự cần tôn trọng:
Đồ vật và đồ vật Mẫu 1: Đồ vật cụ thể
Có hình thể và màu sắc hòan tòan giống nhau.
Đồ vật và hình ảnh Mẫu 2: Hình ảnh có màu sắc và cở lớn giống như đồ vật.
Hình ảnh và hình ảnh Mẫu 3: Hình ảnh khác nhau về một tiêu chuẩn màu hay là kích cỡ…
Sắp xếp theo tiêu chuẩn màu, hình thể…
Sắp xếp theo 2 hoặc 3 tiêu chuẩn
Sắp xếp theo công dụng…
Mục tiêu: Phát huy tư duy trừu tượng.

Bước 7: Nghe và hiểu một số từ thông thường, bằng cách thi hành những mệnh lệnh đơn sơ.
Ví dụ:
– Đi tìm những đồ dùng trong nhà
– Đưa tay chỉ tứ 25 – 100 đồ dùng hoặc hình ảnh.
Mục tiêu: Nghe và hiểu một số từ để tiếp xúc và trao đổi với người lớn :
Số lượng : 100 từ thuộc cuộc sống hằng ngày.

Bước 8: Gọi tên 100 đồ dùng và công việc (động từ); bắt đầu từ vật dụng, lòai vật và các việc làm hằng ngày.
Mục tiêu: Trẻ em có thể dùng ngôn ngữ (100 từ) để trao đổi qua lại với người lớn, nhất là để Xin hay là thi hành mệnh lệnh của người lớn.

Bước 9: Hiểu biết và nói Về chức năng hoặc phần vụ : ăn, mặc, chơi . . .
Về đặc tính : vật có 4 bánh.
Về thể lọai : Đồ uống, áo quần. . .

Bước 10: Biết trả lời các câu hỏi (khả năng hình dung, tưởng tượng).
Câu hỏi : Cái gì, ở đâu, thế nào, để làm gì, khi nào …

Bước 11: Chữ viết và số
Kết hợp hình ảnh và chữ viết ở dưới.

Bước 12: Quan hệ tiếp xúc và vui đùa với bạn bè ( quan hệ chiều ngang) cũng như khả năng ĐỒNG CẢM với người thân (Diễn tả xúc động: sợ, buồn, giận.)
Trẻ em chơi với nhau.
Người lớn phản ảnh các xúc động của trẻ em.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 Nhà trẻ  ( Tuần lẻ )

 

Trưa ( 10h30p)

- Cơm gạo tám.

- Thịt, đậu hũ non sốt cà chua.

- Đậu trạch xào

- Canh bí đỏ nấu thịt.

- Tráng miệng: Sữa chua

Chiều (14h30p)

- Cháo cá hồi, cà rốt, yến mạch, hạt kê

 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 

 

 

Mẫu giáo ( Tuần lẻ )

Trưa ( 10h30p)

- Cơm gạo tám.

- Thịt, đậu hũ non sốt cà chua.

- Đậu trạch xào

- Canh bí đỏ nấu thịt.

- Tráng miệng: Sữa chua

Chiều (14h30p)

- Cháo cá hồi, cà rốt, yến mạch, hạt kê

 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 

 
  • Ảnh Lớp A1
    Ảnh Lớp A1
  • Ảnh Lớp A1
    Ảnh Lớp A1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2333 1
    2024 08 19 08 57 Img 2333 1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2332 1
    2024 08 19 08 57 Img 2332 1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2331 1
    2024 08 19 08 57 Img 2331 1

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Phòng Hiệu trưởng
    0917381176

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay2,146
  • Tháng hiện tại50,972
  • Tổng lượt truy cập4,401,893
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây