Phòng bệnh viêm hô hấp lúc giao mùa cho bé!

Thứ hai - 15/01/2018 15:17
Bệnh của đường hô hấp trên của trẻ gặp nhiều nhất vào lúc chuyển mùa là viêm VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng, viêm xoang… Đây là những bệnh có thể xảy ra cấp tính nhưng có thể là bệnh mãn tính, mỗi khi thời tiết chuyển mùa là bệnh xuất hiện. Viêm đường hô hấp trên nếu không chữa trị dứt điểm, rất có khả năng chuyển thành viêm hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi), đặc biệt là dạng viêm phế quản, phổi cấp tính.
Viêm đường hô hấp ở trẻ em có thể gặp quanh năm nhưng lúc chuyển mùa, nhất là mùa mưa, giá lạnh thì trẻ dễ mắc bệnh hơn cả.
Khi trẻ mắc bệnh này, người nhà cần theo dõi vì bệnh có thể diễn tiến phức tạp.
Bệnh đường hô hấp thường gặp
Bệnh của đường hô hấp trên của trẻ gặp nhiều nhất vào lúc chuyển mùa là viêm VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng, viêm xoang… Đây là những bệnh có thể xảy ra cấp tính nhưng có thể là bệnh mãn tính, mỗi khi thời tiết chuyển mùa là bệnh xuất hiện. Viêm đường hô hấp trên nếu không chữa trị dứt điểm, rất có khả năng chuyển thành viêm hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi), đặc biệt là dạng viêm phế quản, phổi cấp tính.

Trẻ bị viêm đường hô hấp có sốt, ho, chảy mũi nước, hắt xì hơi. Sốt có thể sốt vừa hoặc sốt cao 39 - 40oC, sốt lúc tăng lúc giảm nhưng hầu hết là sốt liên tục, một số trường hợp có thể bị co giật, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy vậy, có một số trẻ bị viêm đường hô hấp nặng nhưng không sốt hoặc sốt không cao, nhất là trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng. Kèm theo sốt là trẻ ho, quấy khó, ngủ kém. Ho đôi khi chỉ thúng thắng nhưng nhiều trường hợp trẻ ho sặc sụa cả ngày lẫn đêm. Một số trường hợp trẻ viêm đường hô hấp kèm theo khó thở. Nếu chỉ viêm hô hấp trên thì trẻ chủ yếu khó thở do nghẹt mũi nhưng viêm hô hấp dưới, khó thở là do phế quản bị phù nề hoặc do phế quản vừa bị phù nề vừa bị co thắt (viêm phế quản co thắt hay còn gọi là hen phế quản). Biểu hiện của khó thở là tím môi, cánh mũi phập phồng, lõm xương ức hoặc lõm các khe của liên sườn và rối loạn nhịp thở và số lần thở.
Đa số trẻ bị viêm đường hô hấp trên thể nhẹ chỉ kéo dài vài ba ngày là tự khỏi mặc dù không dùng kháng sinh, bởi vì hầu hết do virút gây ra. Cần lưu ý là khi trẻ bị viêm đường hô hấp, người nhà luôn luôn chăm sóc và theo dõi bệnh tình của trẻ. Bởi vì, bệnh có thể diễn biến phức tạp, từ thể nhẹ có thể trở nên nặng trong một quãng thời gian ngắn.
Nên làm gì khi trẻ bị viêm đường hô hấp nên làm gì?
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp có các biểu hiện như ho, hắt hơi, sổ mũi nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ, cần theo dõi trẻ chặt chẽ ở gia đình và chưa nên dùng kháng sinh và thuốc hạ nhiệt. Muốn biết trẻ có bị sốt hay không cần dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho trẻ. Có thể cho nhiệt kế vào khóe miệng hoặc cho vào hậu môn hoặc cặp nách. Nếu cặp nhiệt độ ở nách thì nên cộng thêm 1/2 độ. Không được dùng bàn tay để sờ lên trán trẻ xem có sốt hay không. Nếu thấy trẻ ho nhiều, mệt mỏi, sốt trên 38oC và đặc biệt là có khó thở thì cần nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và xử trí kịp thời đề phòng trẻ bị viêm phổi cấp tính.
Trong khi chưa kịp đưa trẻ đi khám bệnh, nếu trẻ sốt trên 38oC không nên mặc nhiều áo quần cho trẻ mà cần mặc quần áo rộng, thoáng để dễ thoát nhiệt. Cần lau mát cho trẻ bằng cách dùng khăn nhúng vào chậu nước sạch có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của trẻ 2 độ, lau ở trán, nách, bẹn (vài, ba giờ lau một lần) hoặc đắp khăn ướt lên trán, nách, bẹn. Không nên dùng nước đá hoặc nước lạnh để làm hạ nhiệt cho trẻ, bởi vì, nước lạnh quá sẽ làm cản trở sự thoát nhiệt của trẻ, trẻ sẽ sốt cao hơn, nguy hiểm hơn. Nếu lau mát mà trẻ vẫn sốt trên 38oC thì có thể cho trẻ uống hoặc đút hậu môn thuốc Paracetamol, với liều lượng như sau: <3 tháng/tuổi: 40mg, >3 - 11 tháng/tuổi dùng 80mg; trẻ 24 tháng/ tuổi dùng 120mg và trẻ trên 2 tuổi dùng10mg/kg thể trọng.
Nên cho trẻ ăn lỏng, ấm và uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cứ cho trẻ bú như bình thường hoặc tăng số lần và tăng thời gian bú mẹ lên càng tốt. Nếu trẻ sốt vừa hoặc sốt cao mà chưa kịp cho trẻ đi bệnh viện được thì cần cho trẻ uống dung dịch ôrêzôn (ORS) loại 5,63g/gói, pha một gói vào 200ml nước đã đun sôi, để nguội. Liều lượng uống như sau: với trẻ nhũ nhi, uống 50ml/lần x 2 - 3 lần/ngày. Trẻ từ 2 - 6 tuổi, uống 100ml/lần x 2 - 3 lần/ngày. Trẻ từ 6 - 12 tuổi, uống 150ml/lần x 2 - 3 lần/ngày. Nếu không có ORS, có thể dùng nước cháo muối, bằng cách cho một nắm gạo (50g) với một nhúm muối (3,5g) và sáu bát nước, đun sôi cho đến khi hạt gạo nở bung ra (khoảng 15 phút), chắt ra một lít nước cháo cho trẻ uống dần dần. Lưu ý là nước cháo đã pha chỉ dùng trong ngày, tốt nhất là trong vòng 6 giờ. Trẻ dưới 2 tuổi, cho uống từng thìa, trẻ lớn, uống từng ngụm bằng cốc hoặc bát. Dùng dung dịch ORS hay nước cháo, nếu trẻ bị nôn ra, cần dừng lại, sau 5 - 10 phút cho uống tiếp.
Phòng viêm đường hô hấp cho trẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là phương châm đã có từ lâu nay. Để phòng bệnh viêm đường hô hấp lúc chuyển mùa cho trẻ cần quan tâm từ khâu ăn, uống, mặc, lúc chơi và cả khi trẻ ngủ. Không nên cho trẻ ăn uống các loại thức ăn đã nguội, lạnh nhất là uống nước lạnh. Khi thời tiết lạnh cần mặc ấm cho trẻ ngay cả khi ở trong nhà. Ra đường (đi chơi, đi học) cần mặc thật ấm, có mủ ấm, khăn quàng cổ, khẩu trang, găng tay, bít tất. Trong sinh hoạt hàng ngày mỗi lần trẻ làm ướt quần áo (trẻ tè ra quần áo) cần được thay ngay cho trẻ và cần thay bỉm cho trẻ, không cho trẻ nghịch nước. Nên tắm nước ấm cho trẻ, tắm trong phòng kín gió, tắm xong cần lau người thật nhanh và mặc quần áo cho trẻ. Không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ và phòng trẻ chơi.
Trẻ lúc ngủ thường có phản xạ đạp tung hết chăn, người lớn cần quan tâm đắp lại chăn cho trẻ, nếu không, trẻ sẽ bị viêm đường hô hấp do cảm lạnh.
Hàng ngày nên tập cho trẻ vệ sinh răng miệng nhất là các trẻ lớn, nên súc họng bằng nước muối sinh lý vô khuẩn. Loại nước súc họng này có bán tại các quầy dược phẩm, rẻ tiền, rất tiện lợi, hợp vệ sinh và thông dụng. Cần cho trẻ ăn đủ chất, ngoài ra nên cho trẻ ăn thêm trái cây để có đủ lượng vi chất cần thiết tạo kháng thể chống các tác nhân gây nhiễm trùng.
Nguồn: TS.BS. BÙI MAI HƯƠNG (Theo Sức khỏe & Đời sống)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 Nhà trẻ  ( Tuần lẻ )

 

Trưa ( 10h30p)

- Cơm gạo tám.

- Thịt, đậu hũ non sốt cà chua.

- Đậu trạch xào

- Canh bí đỏ nấu thịt.

- Tráng miệng: Sữa chua

Chiều (14h30p)

- Cháo cá hồi, cà rốt, yến mạch, hạt kê

 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 

 

 

Mẫu giáo ( Tuần lẻ )

Trưa ( 10h30p)

- Cơm gạo tám.

- Thịt, đậu hũ non sốt cà chua.

- Đậu trạch xào

- Canh bí đỏ nấu thịt.

- Tráng miệng: Sữa chua

Chiều (14h30p)

- Cháo cá hồi, cà rốt, yến mạch, hạt kê

 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 

 
  • Ảnh Lớp A1
    Ảnh Lớp A1
  • Ảnh Lớp A1
    Ảnh Lớp A1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2333 1
    2024 08 19 08 57 Img 2333 1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2332 1
    2024 08 19 08 57 Img 2332 1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2331 1
    2024 08 19 08 57 Img 2331 1

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Phòng Hiệu trưởng
    0917381176

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập12
  • Hôm nay2,846
  • Tháng hiện tại15,347
  • Tổng lượt truy cập4,547,682
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây