Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ mầm non

Thứ năm - 26/12/2019 16:15
Ngay từ những năm tháng đầu đời, khi răng trẻ còn chưa mọc, phụ huynh nên tập thói quen dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng nướu sau mỗi bữa ăn, và ngay trước khi trẻ đi ngủ.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ Không phải đợi đến khi trẻ đã mọc răng chúng ta mới cần phải vệ sinh răng miệng cho trẻ. Ngay từ những năm tháng đầu đời, khi răng trẻ còn chưa mọc, phụ huynh nên tập thói quen dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng nướu sau mỗi bữa ăn, và ngay trước khi trẻ đi ngủ.

Giai đoạn chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ nhú lên đến khi chiếc răng sữa cuối cùng mọc, tức là lúc trẻ khoảng 6 tháng tuổi tới 2 tuổi rưỡi; nên sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ của trẻ em cùng với nước muối sinh lý hay kem đánh răng không có chứa fluor. Vì giai đoạn này trẻ không tự đánh răng được, phụ huynh nên giúp trẻ đánh răng. 
Từ 3 tuổi trở đi, phụ huynh có thể khuyến khích và tạo môi trường vui thích để trẻ tự chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, từ đó xây dựng ý thức tự chăm sóc răng miệng của trẻ.

Đánh răng thường xuyên bằng loại kem thích hợp 
Ngoài thị trường có rất nhiều loại kem đánh răng, tuy nhiên ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ cần loại kem nhất định. 
- Chẳng hạn từ 6 tháng tuổi đến khi trẻ được 3 tuổi, phụ huynh nên đánh răng cho trẻ với nước muối sinh lý hoặc kem đánh răng không có chứa fluor vì ở giai đoạn này trẻ không biết nhổ kem đánh răng. 
- Từ 3-6 tuổi nên dùng kem đánh răng dành cho trẻ em. 
- Từ 6 tuổi trở đi bé có thể dùng kem đánh răng của người lớn, nhưng chỉ sử dụng với một lượng nhỏ kem đánh răng cỡ bằng hạt đậu.

Nhiều nguồn thông tin nói fluor giúp phòng ngừa sâu răng. Vậy có nên bổ sung fluor cho mọi trẻ em? 
Fluor giúp men răng trẻ em khoáng hóa, tăng sức đề kháng của răng chống lại tác động axit của các vi khuẩn gây sâu răng. Kể cả răng sữa và răng vĩnh viễn fluor tác động tại chỗ là chủ yếu.

Trên thực tế, việc bổ sung fluor chỉ cần thiết trong các trường hợp nhất định như: 
- Trẻ thuộc các gia đình có nhiều người bị sâu răng. 
- Trẻ hay ăn vặt, ăn nhiều thực phẩm ngọt. 
- Trẻ suy dinh dưỡng. 
- Trẻ có thói quen bú bình về đêm, bú sữa hay uống nước ngọt, nước trái cây bằng bình. 
- Trẻ có thói quen ngủ mà ngậm vú mẹ. 
Những trẻ này có nguy cơ bị sâu nhiều răng. Tuy nhiên, việc lạm dụng fluor ở trẻ nhỏ còn có thể gây nhiễm độc fluor. Các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng không nên bổ sung fluor cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ.

Có những em bé có thói quen bú sữa trước khi ngủ. Thói quen này có hại gì cho răng? 
- Khi trẻ bú bình sữa hoặc uống nước hoa quả, nước ngọt khi đi ngủ, lượng đường trong các đồ uống này sẽ tích tụ ở miệng, làm tăng lượng axit có hại cho men răng dẫn đến sâu răng. 
- Sâu răng do bú bình thường tiến triển nhanh làm cho nhiều răng bị sâu cùng lúc. Dạng sâu răng này thường xảy ra trẻ có thói quen bú bình hoặc ngậm dung dịch ngọt vào ban đêm. 
- Sâu răng do bú bình có thể dẫn đến hậu quả răng bị đau nhức khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống, nguy hiểm hơn là nếu sâu răng trầm trọng răng có thể bị nhiễm trùng nặng cần phải nhổ.

• Cách phòng ngừa sâu răng do bú bình: 
- Sau mỗi lần ăn hay bú sữa phụ huynh nên dùng gòn hay gạc lau sạch răng cho trẻ. 
- Trước hết, phải lưu ý không để trẻ ngậm bình sữa khi đi ngủ, vì trong sữa có đường sẽ tích tụ ở miệng, làm tăng lượng axit có hại cho men răng. Nếu trẻ cần bú bình mới ngủ được thì chỉ cho trẻ ngậm bình nước thường và lấy ra khi trẻ đã ngủ. Khi trẻ khỏang 1 tuổi nên tập cho trẻ uống sữa bằng ly.

Chế độ ăn uống đúng cách 
Đúng là ngoài việc chải răng, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất lớn đến răng miệng của trẻ. Trước tiên, trẻ nên hạn chế ăn vặt đặc biệt là các chất đường, bột dính...như bánh kẹo, nước ngọt...Cần tăng cường thức ăn bổ dưỡng tốt cho răng và nướu như rau quả, trái cây tươi, phô mai...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 Nhà trẻ  ( Tuần lẻ )

 

Trưa ( 10h30p)

- Cơm gạo tám.

- Thịt, đậu hũ non sốt cà chua.

- Đậu trạch xào

- Canh bí đỏ nấu thịt.

- Tráng miệng: Sữa chua

Chiều (14h30p)

- Cháo cá hồi, cà rốt, yến mạch, hạt kê

 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 

 

 

Mẫu giáo ( Tuần lẻ )

Trưa ( 10h30p)

- Cơm gạo tám.

- Thịt, đậu hũ non sốt cà chua.

- Đậu trạch xào

- Canh bí đỏ nấu thịt.

- Tráng miệng: Sữa chua

Chiều (14h30p)

- Cháo cá hồi, cà rốt, yến mạch, hạt kê

 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 

 
  • Ảnh Lớp A1
    Ảnh Lớp A1
  • Ảnh Lớp A1
    Ảnh Lớp A1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2333 1
    2024 08 19 08 57 Img 2333 1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2332 1
    2024 08 19 08 57 Img 2332 1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2331 1
    2024 08 19 08 57 Img 2331 1

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Phòng Hiệu trưởng
    0917381176

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập5
  • Hôm nay2,779
  • Tháng hiện tại15,280
  • Tổng lượt truy cập4,547,615
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây