Bệnh viêm màng não mô cầu và cách phòng bệnh

Thứ sáu - 01/04/2016 17:48
Viêm màng não Mô Cầu là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, không như bệnh viêm màng não do Vi rút, bệnh viêm màng não có thể lấy đi sinh mạng của trẻ nhỏ đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
Bệnh viêm màng não mô cầu và cách phòng bệnh

Viêm màng não Mô Cầu là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, không như bệnh viêm màng não do Vi rút, bệnh viêm màng não có thể lấy đi sinh mạng của trẻ nhỏ đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Viêm màng não Mô Cầu khó phát hiện, nhất là trong giai đoạn sớm bởi vì triệu chứng của bệnh  giống như những triệu chứng viêm màng não Siêu vi thông thường khác. Bệnh viêm màng não Mô Cầu tỷ lệ tử vong rất cao, những bệnh nhân sống sót để lại di chứng nặng nề do tổn thương não, tổn thương các cơ quan nội tạng như thận, các giác quan như thị giác, thính giác và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tâm sinh lý bệnh nhân.

*  Triệu chứng bệnh viêm màng não Mô Cầu

Diễn biến của bệnh nhanh, và quái ác, bệnh ít gặp nhưng hậu quả để lại rất nặng nề, thời gian chẩn đoán và điều trị chỉ trong vòng một ngày.

+ Triệu chứng sớm: Sốt cao 39-40 độC; Buồn nôn và ói; Cáu gắt, ăn không ngon hoặc bỏ ăn; Đau đầu, chóng mặt; Đau họng, chảy nước mũi; Đau họng, chảy nước mũi.

+ Triệu chứng đặc hiệu ( xuất hiện muộn): Xuất hiện ban đỏ vùng da mỏng, đầu chi; Cứng gáy, đau cổ, co cứng; Sợ ánh sáng; Mê sảng, lú lẫn; Co giật kiểu động kinh; Mất ý thức, rối loạn cảm giác.

Đường lây nhiễm:

Những hoạt động hàng ngày có thể lây truyền bệnh như: Dùng chung ly, tách uống nước, sống trong khu tập thể, cắm trại, nhà trường, nhà trẻ, sinh hoạt cộng đồng, người hút thuốc lá hay tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá…
*  Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não Mô Cầu:

Tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh viêm màng não Mô Cầu nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
*  Chăm sóc cấp cứu ban đầu:

-  Cho uống thuốc hạ sốt

-  Đặt bệnh nhân nằm nơi ánh sáng dịu( hơi tối)

-  Nếu bệnh nhân ói đặt bệnh nhân nằm nghiêng để tránh hít chất nôn vào phổi.

-  Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
*  Phương pháp phòng bệnh viêm màng não Mô Cầu:

-  Tiêm vác xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm màng não Mô Cầu.

-  Vắc xin phòng bệnh viêm màng não Mô Cầu Meningo(A+C) tiêm khi trẻ được 2 tuổi và người lớn sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại một lần.

Nếu con bạn chưa được tiêm  vắc xin phòng bệnh viêm màng não Mô Cầu hãy đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng để được Bác sĩ tư vấn và tiêm vác xin phòng bệnh cho trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Nhà trẻ  ( Tuần lẻ )

 

Trưa ( 10h30p)

- Cơm gạo tám.

- Thịt nạc rim

- Canh cải nấu thịt 

- Tráng miệng: Sữa chua

Chiều (14h30p)

- Mì chũ nấu thịt nạc.

 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 

 

 

Mẫu giáo ( Tuần lẻ )

Trưa ( 10h30p)

- Cơm gạo tám.

- Thịt nạc rim

- Canh cải nấu thịt 

- Tráng miệng: Sữa chua

Chiều (14h30p)

- Mì chũ nấu thịt nạc.

 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 
  • Ảnh Lớp A1
    Ảnh Lớp A1
  • Ảnh Lớp A1
    Ảnh Lớp A1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2333 1
    2024 08 19 08 57 Img 2333 1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2332 1
    2024 08 19 08 57 Img 2332 1
  • 2024 08 19 08 57 Img 2331 1
    2024 08 19 08 57 Img 2331 1

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Phòng Hiệu trưởng
    0917381176

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập19
  • Hôm nay2,602
  • Tháng hiện tại57,664
  • Tổng lượt truy cập4,408,585
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây