Cách phòng tránh bệnh cảm cúm trong mùa đông

Thứ tư - 16/12/2015 13:57
Bệnh cảm cúm là một trong những căn bệnh mùa đông phổ biến. Nếu không biết cách điều trị bệnh sẽ gây ra những biến chứng dai dẳng và rất khó chữa.

 

Nguyên nhân của bệnh cảm cúm

Thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, thay đổi thất thường với nhiệt độ lúc nóng, lúc lạnh, nắng mưa bất thường khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi và dễ mắc bệnh. Đặc biệt vào lúc giao mùa thu – đông, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của virut cúm sẽ rất thuận lợi nên dễ mắc cảm cúm.

Siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh, bệnh lây truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh rất dễ lây lan, một ngày trước khi có triệu chứng, người bệnh đã có thể truyền virut cho người khác và tiếp tục truyền lan trong nhiều ngày kế tiếp.

Những đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất là người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai, những người có sức miễn dịch kém cũng rất dễ bị cảm cúm.

Triệu chứng bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường nhưng các triệu chứng của cúm thường có chiều hướng phát triển nhanh (thường 1-4 ngày sau khi bệnh nhân nhiễm phải virus cúm) và thường nghiêm trọng hơn so với triệu chứng hắt hơi và nghẹt mũi đặc trưng của bệnh cảm.

Triệu chứng lâm sàng của cảm cúm thường xuất hiện 1-3 ngày sau nhiễm virut. Triệu chứng đầu tiên là sốt, đau hay rát họng. Sau đó là ngạt mũi, ho và chảy nước mũi. Ở trẻ có thể có thêm triệu chứng đau tai; đau họng và sưng hạch, hoặc tiêu chảy, đau và nôn mửa.

Ngoài ra có các triệu chứng như: sốt, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, nhức cơ, mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn,...

Biến chứng của bệnh cảm cúm

Bệnh cúm có thể gây biến chứng sang các bệnh về hô hấp như viêm phôi. Viêm phổi tiên phát và thứ phát trong đó viêm phổi tiên phát là nặng nhất: nhiệt độ không giảm vào ngày 3-5 mà tiếp diễn, kèm khó thở, thở gấp, tím tái, khạc đờm có khi lẫn máu nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn rồi tử vong nếu không điều trị.

Bệnh cúm còn đánh thức những bệnh tiềm tàng như viêm tai, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu…

Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai hay gây biến chứng phổi hoặc xảy thai. Nếu mắc trong 3 tháng đầu có thể gặp bệnh lý thai, nhất là về hệ thần kinh trung ương, không gây quái thai.

Bệnh cúm ác tính hiếm gặp nhưng tử vong cao, khởi đầu như cúm thường, rồi xuất hiện hội chứng suy hô hấp do phù phổi cấp tính gây tử vong do thiếu oxy máu không khắc phục được

Phòng tránh bệnh bệnh cảm cúm

Uống nhiều nước là một trong những cách giúp cơ thể phòng chống bệnh cảm cúm. Theo các chuyên gia y tế, bị cúm việc uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả…), đặc biệt là nước ấm, sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng nghẹt mũi khó chịu.

Khi cơ thể bị ốm, chức năng phòng chống bệnh của hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọn. Rửa tay với xà phòng trước và sau các bữa ăn, trước khi cầm nắm thực phẩm, trước khi chăm sóc người già và trẻ nhỏ, sau khi sử dụng toilet, sau khi xì mũi và sau khi chạm vào các bề mặt chia sẻ sự tiếp xúc như mặt bàn, nắm đấm cửa ra vào, tay vịn.

Nghỉ ngơi ở nhà nếu cảm thấy mệt mỏi, tránh nơi tụ tập đông người để phòng việc lây lan virus cho người khác. Nếu có thấy các triệu chứng của bệnh, bạn nên đeo khẩu trang và che miệng cũng như mũi khi họ hoặc hắt hơi.

Ngay cả khi không bị cảm cúm thì việc súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày có thể giúp điều ngăn chặn viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh.

Ngoài ra dụng cụ giữ độ ẩm cho không khí là công cụ tuyệt vời giúp bạn phòng chống bệnh cảm cúm. Bởi vì virut cúm không thể hoạt động trong môi trường ẩm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 Nhà trẻ  ( Tuần lẻ )

 

Trưa ( 10h30p)

 

-  Cơm gạo tám Thái.

-  Trứng thịt mộc nhĩ đảo bông

-  Khoai tây cà rốt xào

Tráng miệng: Sữa chua

Chiều (14h30p)

- Bánh ngọt

 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 

 

 

Mẫu giáo ( Tuần lẻ )

Trưa ( 10h30p)

 

-  Cơm gạo tám Thái.

-  Trứng thịt mộc nhĩ đảo bông

-  Khoai tây cà rốt xào

Tráng miệng: Sữa chua

Chiều (14h30p)

- Bánh ngọt

 

Bữa phụ ( 15h45p )

 

- Sữa Nutricare

 

 
  • 2024 03 04 19 15 Img 9715
    2024 03 04 19 15 Img 9715
  • 2024 03 04 19 15 Img 9714
    2024 03 04 19 15 Img 9714
  • 2024 03 04 19 15 Img 9713
    2024 03 04 19 15 Img 9713
  • 2024 03 04 19 14 Img 9723
    2024 03 04 19 14 Img 9723
  • 2024 03 04 19 14 Img 9722
    2024 03 04 19 14 Img 9722

Ảnh mới

kids

ban

Điện thoại

  • Phòng Hiệu trưởng
    0917381176

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập35
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay772
  • Tháng hiện tại94,506
  • Tổng lượt truy cập3,805,024
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây